QUY TRÌNH SƠN NƯỚC
1.BẢN VẼ BIỆN PHÁP THI CÔNG
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, chiều cao chống thấm với chủng loại vật tư cụ thể.
- Nghiên cứu kỹ các chi tiết chống thấm đặc thù của công trình: khe co giãn, móng máy, vách hầm…
2.CHUẨN BỊ VẬT TƯ & DỤNG CỤ
a.Vật tư:
- Mẫu vật tư phải được Chủ đầu tư phê duyệt; phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (có Spec, kết quả thí nghiệm…); Phân loại sơn , bột trét, sơn lót dùng cho trong và ngoài.
- Chuẩn bị kho, khu vực tập kết vật tư.
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
b. Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ thi công, vệ sinh cần thiết.
- Dụng cụ trét bột: bộ bay thép, máy trộn bả.
- Dụng cụ xả nhám: bàn chà nhám, máy xả nhám, chổi bông cỏ.
- Dụng cụ sơn: bàn lăn, cọ chổi, cọ lăn, băng keo, máy phun sơn…
- Dụng cụ kiểm tra: máy đo độ ẩm, máy lazer, thước ke, thước nhôm, đèn….
3.CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG - Kiểm tra độ phẳng của tường tô:
- Sai lệch không quá 3mm (tham khảo “Quy trình tô tường”).
Kiểm tra việc hoàn tất các đối tượng M&E âm tường:
- Nếu đường ống âm tường thi công sau thì chỗ tô trát lại phải âm khỏang 2-3mm, để khi thi công xử lý lại sơn nước không bị lồi ra .
- Lưu ý: nên kiểm tra độ thẳng hàng, cân xứng của các box điện để chỉnh sửa kịp thời trước khi trét bột.
-
Vệ sinh bề mặt tường tô:
- Loại bỏ bùn đất, gỗ mục, tạp chất trên bề mặt hồ.
- Dùng đá mài xử lý nhám bề mặt hồ tô.
-
Kiểm tra độ ẩm bề mặt tường (<=16%)
- Độ ẩm rất quan trọng trong quá trình thi công hệ thống sơn, nếu tường ẩm, hơi ẩm sẽ thoát ra ngoài mang theo hơi kiềm thoát ra ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn.
- Ở những địa điểm có độ ẩm môi trường cao (Hà Nội, Đà Lạt,…) cần kiểm tra độ ẩm, điểm sương môi trường và nhiệt độ bề mặt phải lớn hơn ít nhất 3˚C đối với điểm sương.
4.THI CÔNG BẢ BỘT 2 LỚP - Bột trét (hay putty, mastic…) là chất làm phẳng bề mặt, được trộn đều với nước, và khuấy với máy khuấy chuyên dùng. Tỉ lệ pha trộn là 1 phần nước và 3 phần bột (theo khối lượng). Bột trét phải tan đều, không còn lợn cợn, ốc trâu khi thi công.
- Định mức lý thuyết khoảng 0.8 đến 1.3m²/kg. Định mức thực tế tùy thuộc vào bề mặt của lớp hồ vữa.
- Bột trét sẽ khô và không thể sử dụng được sau thời gian từ 1 đến 2 giờ, vì vậy nên khuấy lượng bột vừa đủ để thi công trong thời gian tối đa là 2h, vì nếu để lâu hơn sẽ khó thi công và chất lượng bột không đảm bảo.
- Bột trét thường thi công bằng dao thép hoặc dao nhựa
- Được thi công từ 1 đến nhiều hơn 2 lớp. Để đảm bảo độ bền của màng sơn, không nên thi công bột trét quá dày (thông thường là 3mm)
- Do đó, cần kiểm tra và sửa chữa khiếm khuyết của bề mặt trước khi thi công lớp bột trét
- Thi công lớp bột thứ nhất nên pha loãng để tránh tình trạng bọt trên bề mặt bột.
- Khi pha bột quá đặc sẽ xuất hiện tình trạng bọt trên bề mặt bột trét sau khi khô.
- Dùng thước nhôm cập cạnh khi thi công bột bả sẽ cho cạnh sắc nét, thẳng hơn
5.XẢ NHÁM LỚP BỘT BẢ - Sau khi lớp bột trét thứ hai đã khô (thường từ 12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt bột.
- Giấy nhám được kẹp vào bàn xả nhám khi sử dụng, không xả nhám khi không có bàn xả (vì bề mặt sẽ không phẳng).
- Nên sử dụng giấy nhám số từ 180 đến 240 cho tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt.
- Xả nhám khi lớp bả thứ 2 đã khô.
- Lưu ý đeo khẩu trang để tránh bụi.
Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám - Sau khi xả nhám, trên bề mặt có rất nhiều bụi, ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng sơn.
- Sử dụng chổi, cọ quét sạch bụi bám trên bề mặt tường, trần trước khi tiến hành sơn lót.
- Nếu không vệ sinh sạch, hệ thống sơn phủ chỉ bám trên lớp bụi và sẽ bị bong tróc sau này
- KIỂM TRA bề mặt sau khi xả nhám TRONG LÚC THI CÔNG
- Khi xả nhám nên dùng đèn pin để kiểm tra độ phẳng bề mặt tường để khắc phục kịp thời.
- Kiểm tra kỹ những khu vực sau này sẽ lắp đèn chiếu song song với bề mặt tường.
- Kiểm tra kỹ độ phẳng tường tại các box điện.
Nghiệm thu bề mặt sau khi xả nhám - Yêu cầu: tường sau khi xả nhám phải phẳng mặt, thẳng cạnh, vuông góc.
- Các góc tường lõm thường là vị trí dễ bị bỏ sót trong quá trình thi công, do đó phải kiểm tra thật kỹ ngay từ công tác tô, công tác trét bột để đảm bảo góc phải vuông ke. Khi xả nhám phải xử lý thật chi tiết, không để bị gợn, cong.
6.SƠN LÓT
Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám: - Sau khi xả nhám, trên bề mặt có rất nhiều bụi, ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng sơn.
- Sử dụng chổi, cọ quét sạch bụi bám trên bề mặt tường, trần trước khi tiến hành sơn lót.
- Nếu không vệ sinh sạch, hệ thống sơn phủ chỉ bám trên lớp bụi và sẽ bị bong tróc sau này.
Chuẩn bị sơn lót: - Sau khi làm vệ sinh và kiểm tra lại độ ẩm của bề mặt bột trét, ta bắt đầu thi công hệ thống sơn. Thời gian cách lớp tối thiểu cho mỗi lớp sơn trang trí (sơn nước) là 2h ở điều kiện nhiệt độ bình thường
- Hệ thống sơn được thi công bằng cọ lăn (rulo), cọ chổi hoặc súng phun. Thông thường súng phun chỉ được thi công lớp sơn lót ở những khu vực thông thoáng.
- Khi thi công bằng súng phun, thời gian sơn sẽ nhanh hơn nhưng sẽ gây hao hơn, tạo nhiều bụi sơn, có thể gây ô nhiễm khu vực thi công.
Cần lưu ý khi thi công sơn lót: - Khuấy đều sản phẩm trước khi sử dụng, pha loãng tối đa 5% nước sạch nếu cần thiết.
- Tránh để sót diện tích vì màng sơn phủ sẽ khác màu ở những vị trí có và không có sơn lót.
- Bề mặt putty sau khi sơn lót sẽ rắn chắc hơn, không còn bụi phấn và thấy lớp bụi bóng nếu nhìn nghiêng.
- Sơn xong nên kiểm tra lại bằng đèn để hạn chế tối đa những chỗ tường lồi lõm không đều mà trước khi sơn lót không phát hiện ra được.
- Phải vệ sinh kỹ dụng cụ thi công trước & sau khi sơn, tránh hiện tượng váng sơn đọng lại trên bề mặt tường.
7.SƠN PHỦ 2 LỚP - Sau thời gian sơn lót tối thiểu là 2h, ta có thể thi công lớp sơn phủ thứ nhất.
- Khuấy đều sản phẩm trước khi sử dụng, pha loãng với tối đa 5% nước sạch.
- Khi thi công lưu ý tán tải đều tay để tránh hiện tượng sọc, chớp…trên bề mặt làm mất mỹ quan.
- Tránh để bề mặt khác nhau ở những vị trí thi công bằng cọ và ru lô (có thể dùng ru lô nhỏ để thi công lại những vị trí sử dụng cọ).
- Bề mặt sau khi thi công lớp phủ thứ hai phải đều màu, da cam do con lăn tạo ra trên bề mặt phải như nhau, không có dấu tiếp nối.
- Khi thi công sơn phủ lớp 1 nên sơn ở các góc, cạnh bằng cọ trước với độ rộng từ 100-200mm… rồi sau đó mới lăn roller phủ lên lớp sơn bằng cọ.
- Thi công sơn bằng ru lô hoặc máy phun.
- Không được cho quá nhiều nước vào sơn ( tối đa 5%), nếu sơn quá loãng sẽ có hiện tiện bọt khí trên bề mặt sơn.
- Sơn phủ lớp 2 sau khi sơn lớp 1 khô (thời gian khô tuỳ theo chủng loại sơn và nhiệt độ lúc sơn).
- Kiểm tra, dặm vá những vị trí chưa đạt chất lượng
- Sơn lại những mảng sơn không đều cho đến khi đạt yêu cầu.
- Dặm vá, sơn phết lại những vết nứt, xước, bẩn… trên tường trần.
- Sử dụng băng keo dán tại vị trí giao 2 mảng tường / 2 mảng màu khác nhau
- Nên sử dụng loại băng dính chuyên dụng cho công tác hoàn thiện để tránh hư hại màng sơn.
8.KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU - Màu sắc đồng nhất.
- Độ dày màng sơn khô đồng nhất, nếu không sẽ gây khác màu tại những vị trí dặm vá ( rất dễ nhìn thấy khi dặm vá màng sơn bóng hoặc bóng mờ)
- Da cam tạo ra do con lăn như nhau.