QUY TRÌNH THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO
1.BẢN VẼ BIỆN PHÁP THI CÔNG
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing được duyệt để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Xác đinh trần nổi hay trần chìm
- Kết hợp và định vị bố trí thiết bị MEP âm trần trên bản vẽ shopdrawing trần thạch cao.
- Định vị tấm bắt đầu (start point) – giống như mặt bằng lát gạch
2.CHUẨN BỊ VẬT TƯ & DỤNG CỤ -
a.Vật tư:
- Mẫu vật tư trình duyệt phải đầy đủ các chủng loại theo thiết kế, tiêu chí kỹ thuật và bao gồm tất cả vật tư phụ.
- Chú ý đến yêu cầu kỹ thuật của kết cấu treo như bulong, tắc kê nở, ty, bát tăng đơ….
- Các kết quả thí nghiệm, chứng nhận chất lượng…
b. Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ thi công, vệ sinh cần thiết.
- Dụng cụ trét bột: bộ bay thép, máy trộn bả.
- Dụng cụ xả nhám: bàn chà nhám, máy xả nhám, chổi bông cỏ.
- Dụng cụ sơn: bàn lăn, cọ chổi, cọ lăn, băng keo, máy phun sơn…
- Dụng cụ kiểm tra: máy đo độ ẩm, máy lazer, thước ke, thước nhôm, đèn….
3.CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG - Công tác lắp trần thạch cao tiến hành sau công tác tô trát tường, khi hê thống ống MEP được lắp đặt cố định với tấm sàn bê tông và đã kiểm tra chất lượng hoạt động.
- Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra cốt cao độ của trần thực tế so với cốt cao độ trần trong thiết kế, nếu có sự sai lệch cần phải báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu để kịp thời đề ra biện pháp xử lý.
4.XÁC ĐỊNH CAO ĐỘ TRẦN - Lấy dấu chiều cao trần bằng Livo hoặc tia laser. Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột.
- Thông thường nên vạch dấu độ cao ở cạnh dưới của thanh v viền tường.
5.CỐ ĐỊNH KHUNG VIỀN TƯỜNG - Tùy thuộc vào loại vách, sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào tường hay vách.
- Tùy theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được vượt quá 300mm.
6.LẮP ĐẶT TY TREO VÀ XƯƠNG CHÍNH, XƯƠNG PHỤ - Chọn phương của thanh chính phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo ty.
- Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo ty là 800 ÷ 1200mm. Khoảng cách từ vách đến móc đầu tiên là 200mm (nếu đầu thanh không được bắt vít liên kết với vách) hoặc 400mm (nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách).
- Lắp đặt thanh chính
- Thanh chính được chọn tùy thuộc theo loại mẫu trần chìm. Khoảng cách giữa các thanh chính là 800 ÷1000mm (theo nhà sản xuất quy định).
- Lắp đặt thanh phụ:
- Thanh phụ được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mỗi loại mẫu. Khoảng cách tối đa giữa các thanh phụ là 406mm. Liên kết thanh chính vào thanh phụ bằng vít (hệ M29)
- Nếu trần giật cấp (theo thiết kế) phải căng dây chỉnh các đầu xương phụ thẳng hàng.
- Đầu thanh phụ phải được lắp vào thanh V viền
- Cân chỉnh khung:
- Sau khi lắp đặt xong, cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.
- Khi hệ khung xương được lắp, phải căng dây theo các phương: ngang, dọc, chéo để kiểm tra mặt phẳng của cả hệ.
,,
7.LẮP ĐẶT TẤM THẠCH CAO - Liên kết tấm vào khung bằng vít, phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm, khoảng cách các vít không quá 200mm ở phần ngoài biên tấm và không quá 300mm ở phần trong mặt tấm.
- Các tấm trần thạch cao được bắn vít cố định vào hệ khung xương. phải căng dây theo phương: ngang, dọc, chéo kiểm tra mặt phẳng trần.
- Các tấm phải lắp so le để không tạo các mối nối ngã tư
8.XỬ LÝ GIÁP MÍ VÀ LỖ VÍT - Dùng băng keo lưới dán liên kết giữa các tấm trần.
- Miết phẳng các lỗ bắt vít, các đường băng keo lưới bằng vữa chuyên dụng.